Đường sá cũng giống như sông ngòi, nó là phương tiện để chuyển khí. Có những đường lộ thẳng tắp và siêu xa lộ lại vận khí quá mau sẽ trở nên nguy hiểm. Nó giống như mũi tên và gọi là tử khí.
Theo cổ truyền, nhà nằm ở cuối đường hẻm cụt là đích nhắm của tử khí, những nhà như vậy còn đỡ hại hơn nhà làm nhìn thẳng ngay ra con đường hay nhà ngay ngã 3 đường bị con đường đâm thẳng vào nhà, luồng khí nhắm thẳng như mũi tên của các pha đèn rọi vào người ngụ cư, khác nào mắt cọp chiếu trong đêm tối.
Cách chữa: Treo gương trên cửa ra vào hướng ra đường, làm một mạch nước hoặc một cái cánh gió hình mũi tên ở khoảng giữa đường và nhà.
Đường lộ cho xe chạy cũng là đường khí vận hành, nó nối liền căn nhà với mạch chính của con đường. Đường này nên làm bằng phẳng, lượn khúc và tương đối cao bằng đường cái thì tốt hơn cả, thêm nữa để loại trừ trọc khí bên ngoài.
Đường lộ chạy theo hình bán nguyệt, cần đề ý đường ra, lối vào. Như đường ra có chắc là sẽ hòa cùng chiều với dòng xe ở đường cái. Nếu đường đi ra thành phố, ta mở đường hình bán nguyệt về phía thành phố. Dưới đây là những biến thể của nó:
Con đường giống chĩa ba ở trước cửa nhà là ý nghĩa tình cha con thường xô xát và gia đình bất hòa, mỗi người đi mỗi ngả.
Cách chữa: Sơn chấm đỏ hay xây gạch thành chấm gạch ngang đường đi trước nhà với đường xe chạy.
Đường lộ hẹp lại ở đoạn cuối có nghĩa là nghề nghiệp và tiền bạc hao mòn dần đi. Đường có chỗ tệ hại nhất là độ dốc của nó chìm mất, không thể nhìn thấy đoạn cuối của nó.
Cách chữa: đặt trụ đèn pha ở điểm hẹp nhất cho chiếu sáng lên chóp mái nhà để làm những cơ may quay vòng lại về nhà. Nếu đường lộ dốc xuống hãy xây lại trụ gạch ở gần cuối đường để chuyển khí về.
Nêu đường lộ dốc vào nhà hãy đặt đèn đằng sau nhà để vận khí lên chỗ cao nhất của mái nhà.
Nếu đường nhỏ hơn bề ngang cửa chính thì khí dẫn vào nhà bị thiếu, dịp may của người ngụ cư sẽ bị nghẽn lại
Cách chữ: Mở rộng con đường dẫn khí
Đường ra ngoài dốc xuống đường lớn làm vượng khí và dịp may chạy đi mất. Chủ nhà có thể chữa luôn cả hai điểm này: xây trụ gạch hai bên giữa khoảng đường vào nhà để cản khí mạnh nhắm từ ngoài vào, cản vượng khí thoát ra theo đường dốc xuống.
Sau đó, tại bốn góc mái nhà treo khánh nhằm bốc khí trong nhà lên và xua khí xấu nhắm vào nhà.
Các vua xưa ngụ tại Cấm Thành, trong các cung viên, mái hiên đều treo khánh để được bảo vệ. Theo truyền thống, những mái đầu hồi làm cuốn lên. Người ta cho rằng ma quỷ có thể nhập xuống từ không trung – hạ xuống gặp mái cong làm chuyển hướng lên không trung và nếu chúng đảo lại thì những mũi cong mái đầu hồi sẽ đâm xuyên vào chúng.
Cạnh đó là truyền thống dân gian, cấu trúc của mái nhà có độ dốc nhằm những lý do thực tiễn như sau : nhằm tiếp thu tối đa ánh nắng mặt trời vào mùa đông và ngăn sức nóng về mùa hạ.
Mái nhà hướng Nam dốc nhiều hơn nhằm cản ánh nắng và mái phía Bắc ít dốc hơn để gió lùa vào nhà cho dễ. Những mái cong cũng được trang hoàng bằng những hình thú nho nhỏ để canh gác kẻ gian, ma quỷ và hỏa hoạn. .
Đối với một căn nhà, khi lái xe ra đường xá (đường từ nhà tới lộ chính) phải quẹo cua gắt gây nguy hiểm và căng thẳng, cuối cùng sẽ làm tôn khí của người ngụ cư. Họ phải đặt gương cong giúp tầm mắt nhìn suốt con đường và giúp khí vận đều.
(alobendo)