Bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Cửu-Đồng Nai

bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện vĩnh cửu

Bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Cửu-Đồng Nai

Bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Cửu-Đồng Nai đến năm 2030 quy hoạch chi tiết các khu tái định cư, khu trung tâm hành chính, quy hoạch giao thông, khu du lịch, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư nông thôn, khu thương mại-dịch vụ,…

Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai. Có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 10055’59” đến 11031’45” vĩ độ Bắc, từ 106053’51” đến 107013’43” kinh độ Đông; có tổng diện tích tự nhiên là 108.914,44 ha, gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó thị trấn Vĩnh An là trung tâm hành chính của huyện.

– Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước;
– Phía Đông giáp huyện Tân Phú và huyện Định Quán;
– Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom;
– Phía Tây giáp thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương.

Huyện Vĩnh Cửu là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Biên Hòa, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai. Trên địa bàn huyện hiện cũng đang hình thành và đưa vào hoạt động nhiều khu – cụm công nghiệp, khu dân cư.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu cũng quy hoạch chi tiết các khu dân cư, chợ, trường học, cơ sở y tế, khu du lịch, khu – cụm công nghiệp… trải dài trên địa bàn các xã, thị trấn như: Bình Hòa, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân, thị trấn Vĩnh An.

Bấm để xem và tải file pdf bản đồ quy hoạch sử dụng đất huện Vĩnh Cửu-Đồng Nai  

bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện vĩnh cửu

(Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu đến năm 2030)

Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu đến 2030

Quy hoạch đất khu – cụm công nghiệp

Quy hoạch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2030, diện tích đất khu công nghiệp là 691,58 ha, tăng 570,62 ha so với năm 2020. Bố trí đất để tiếp tục hoàn thiện và thành lập mới các khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đến năm 2030.
Bố trí 4 khu công nghiệp, gồm:
  • Khu công nghiệp Thạnh Phú.
  • Khu công nghiệp Sông Mây (giai đoạn 2).
  • Khu công nghiệp Tân An.
  • Khu công nghiệp khoa học công nghệ y sinh quốc tế.

Quy hoạch đến năm 2030, diện tích đất cụm công nghiệp là 495,30 ha, tăng 336,83 ha so với năm 2020, chiếm 1,94% đất phi nông nghiệp. Bố trí 08 cụm công nghiệp, gồm:

  • Cụm công nghiệp Tân An (giai đoạn 1 và 2).
  • Cụm công nghiệp Thạnh Phú – ThiệnTân.
  • Cụm công nghiệp Thiện Tân.
  • Cụm công nghiệp Trị An.
  • Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Tân An.
  • Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Tân An 2.
  • Cụmcông nghiệp Vĩnh Tân.
  • Cụm công nghiệp Vĩnh An.
    Bên cạnh đó, dành quỹ đất cho các cụm sản xuất phi nông nghiệp địa phương trên địa bàn nhằm bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống và tạo điều kiện cho các cơ sở không đủ khả năng thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp có điều kiện đầu tư sản xuất.

Quy hoạch đất đô thị, khu dân cư nông thôn

Tiếp tục hoàn thiện các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch; bố trí đất đai để xây dựng các khu đô thị mới gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, trung tâm hành chính; bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp; quỹ đất để xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án; dành quỹ đất để chỉnh trang khu dân cư nông thôn hiện hữu và các điểm dân cư nông thôn mới.

Ngoài ra quy hoạch các khu tái định cư phục vụ ổn định dân cư ven hồ Trị An (04 khu TDC) và quy hoạch mới các khu tái định cư phục vụ du lịch ổn định dân cư tại xã Mã Đà.

Quy hoạch đất khu du lịch

Triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2021- 2030, huyện dành quỹ đất lớn trải dài trên toàn bộ địa bàn huyện để đầu tư mở rộng và phát triển các khu, cụm, điểm du lịch như: du lịch sinh thái ven sông Đồng Nai, du lịch sinh thái miệt vườn, điểm du lịch sinh thái hồ vườn ươm xã Mã Đà, khu du lịch Đồng Trường – Đảo Ó, khu du lịch hồ Mo Nang,…

Kết hợp với Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, về nguồn,…

Quy hoạch đất thương mại dịch vụ

Trong giai đoạn 2021-2030, đất thương mại dịch vụ chủ yếu bố trí cho phát triển du lịch dọc sông Đồng Nai và ven hồ Trị An các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý và 56 đảo nổi trên hồ Trị An.

Bên cạnh đó, quy hoạch Khu du lịch sinh thái tại xã Tân An (2 điểm) và các điểm du lịch vừa và nhỏ với tổng diện tích 621,65 ha. Bên cạnh quy hoạch các khu thương mại 11 dự án/29,13 ha; văn phòng các tổ chức kinh tế 4 dự án /0,47 ha và các điểm kinh doanh xăng dầu 14dự án/3,33 ha trên địa bàn huyện.

Chi tiêu đất thương mại dịch vụ đến năm 2030 là 760,93 ha, tăng 701,53 ha so với năm 2020. Diện tích đất thương mại dịch vụ tăng chủ yếu từ các loại đất trồng đất trồng cây lâu năm 516,87 ha; đất rừng trồng sản xuất 92,94 ha; cây hàng năm 24,73 ha, đất phi nông nghiệp khác 36,08 ha.

Quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Hiện trạng năm 2020 là 325,47 ha, quy hoạch đến năm 2030 là 665,56 ha, tăng 340,09 ha so với năm 2020, để thực hiện các dự án, công trình.

Các điểm giết mổ tập trung 3 dự án/21,45 ha tại xã Phú Lý, xã Tân An và
thị trấn Vĩnh An; Nhà máy xử lý nước thải tập trung 2 dự án/9,13 ha tại xã Thạnh Phú và thị trấn Vĩnh An.

Các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: xã Thiện Tân 13 điểm/212,66 ha, xã Tân An 13 điểm/204,16 ha, xã Trị An 04 điểm/23,20 ha, xã Vĩnh Tân 02 điểm/34,97 ha, xã Phú Lý 02 điểm/9,3 ha, xã Bình Lợi 2 điểm /8,77 ha, xã Hiếu Liêm 1 điểm / 2,16 ha, xã Bình Hòa 01 điểm/ 0,82 ha.

Quy hoạch đất giao thông

Hiện trạng năm 2020 là 1.102,47 ha, quy hoạch đến năm 2030 là 1.826,47 ha, tăng 724,00 ha so với năm 2020 để thực hiện các dự án: Đường giao thông cấp tỉnh, trung ương: Quốc lộ 13C, Quốc lộ 56B, đường vành đai 4, ĐT 768C (đường vành đai thành phố Biên Hòa), Tỉnh lộ 768B, đường Xuân Bắc – Thanh Sơn; nâng cấp mở rộng đường ĐT 768, ĐT 762, ĐT 767C (đường Đồng Khởi), ĐT 767B (đường vào nhà máy nước Thiện Tân).

Đường giao thông cấp huyện: nâng cấp mở rộng Hương lộ 15, Hương lộ 9, Hương lộ 7, Hương Lộ 6; đường ranh thị trấn Vĩnh An, đường Vĩnh Tân – Tân An, đường Vĩnh Tân – Trị An, đường Tân Hiền nối dài (vành đai bờ sông), đường Bình Lục- Long Phú, đường và cầu nối ấp Bình Lục – Tân Triều, đường ven Hồ Trị An, đường Bình Chánh – ấp 4, Đường ấp 3 Tân An nối dài, đường Ông Binh nối dài, đường liên xã Bình Lợi – Thạnh Phú, đường vào cầu Hiếu Liêm, đường Bến Xúc, đường Kỳ Lân, đường Thiện Tân – Trị An, đường cộ Cây Xoài nối dài.

Các bến tàu du lịch dọc theo sông Đồng Nai, bến thủy nội địa trên địa bàn xã Thiện Tân, xã Tân An,…. đường giao thông trong thị trấn Vĩnh An và hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn các xã.

Quy hoạch đất chợ

Hiện trạng năm 2020 là 4,04 ha, quy hoạch đến năm 2030 là 6,48 ha, tăng 2,44 ha so với năm 2020 để thực hiện xây dựng các chợ mới: chợ Bình Lợi, chợ Trị An, chợ Thạnh Phú, chợ Vĩnh Tân.

Xem thêm báo cáo QHSDD huyện Vĩnh Cửu

(alobendo)

CÓ THỂ BẠN QUANTÂM